Tiếp nối thành công của những mùa trước, năm nay, chương trình tiếp tục tìm kiếm các công trình, sáng kiến thuộc ba nhóm nội dung là đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập; sáng chế công cụ phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu; công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục.
Ban tổ chức cũng cho biết, các công trình, sáng kiến sẽ được lựa chọn dựa trên tính mới và tính khả thi bởi hội đồng các giám khảo có uy tín trong các lĩnh vực giảng dạy, quản lý giáo dục, phản biện xã hội.
Bên cạnh đó, theo ông Bùi Quang Huy, Bí thư Trung ương Đoàn, năm nay do diễn biến của dịch Covid-19, bên cạnh ba nhóm nội dung trên, chương trình mong muốn khuyến khích các tác giả, nhóm tác giả có phương pháp giảng dạy trực tuyến, học từ xa.
Ban tổ chức họp báo thông tin về chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2020
Thời gian nhận hồ sơ diễn ra từ ngày 5/6 – 30/9 và được bình chọn hàng tháng tại website: https://www.trithuctre.doanthanhnien.vn.
Thời gian chấm sơ khảo và công bố các công trình, sáng kiến lọt vào chung khảo (tối đa 15 công trình, sáng kiến) từ ngày 31/10 đến ngày 6/11. Dự kiến, vòng chung khảo và trao giải thưởng sẽ diễn ra vào ngày 14/11.
Ban tổ chức sẽ trao giải thưởng cho tối đa 15 công trình, sáng kiến được vào vòng chung kết, trong đó 5 công trình, sáng kiến xuất sắc, tiêu biểu sẽ nhận giải thưởng 100 triệu đồng/công trình, sáng kiến.
Các công trình còn lại lọt vào vòng chung kết sẽ được trao giải thưởng “Cống hiến” với tiền thưởng là 10 triệu đồng/giải.
Cũng tại cuộc họp báo, với mong muốn hiện thực hóa các ý tưởng, đưa các công trình vào ứng dụng thực tiễn, ban tổ chức chương trình quyết định lựa chọn và hỗ trợ cho 2 công trình, sáng kiến đạt giải năm 2019 với kinh phí 20 triệu đồng.
Đó là hai công trình: "Nghiên cứu thiết kế chế tạo Mô đun đánh lỗi thiết bị đào tạo điều khiển từ xa" của nhóm tác giả Nguyễn Trung Kiên, Trần Hoài Nam và công trình Nghiên cứu, thiết kế quy trình công nghệ chế tạo thiết bị dạy học môn toán dành cho học sinh khiếm thị trong môi trường giáo dục hòa nhập của tác giả Nguyễn Sỹ Nam.
Trường Giang
Dựa trên hai tiêu chí tính mới và tính khả thi, ban giám khảo vòng sơ loại cuộc thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục đã chọn ra 15 công trình xuất sắc nhất và 01 công trình được bình chọn nhiều nhất bước tiếp vào vòng chung kết.
" alt=""/>Tìm kiếm công trình, sáng kiến nhằm đổi mới trong lĩnh vực giáo dụcRehan Stanton (24 tuổi), chàng trai từng phải đi nhặt rác kiếm sống.
Khi Rehan Stanton lên 8 tuổi, mẹ của anh bỏ nhà ra đi. Cũng từ đó, cả hai anh em thường xuyên chịu nhịn đói. Người cha dù đã cố gắng làm nhiều công việc một lúc nhưng vẫn rất chật vật chi trả các hoá đơn trong gia đình.
Cũng trong thời điểm này, 3 cha con bị họ hàng xa lánh nên phải nương tựa vào nhau để sống. Tuy nhiên, Rehan chưa từng một lần than trách cha mình.
Thời trung học, cậu bé Rehan đã từng theo đuổi môn võ thuật và quyền anh, phấn đấu trở thành vận động viên chuyên nghiệp sau khi ra trường. Tuy nhiên, giấc mơ ấy tan vỡ khi cậu gặp chấn thương nghiêm trọng ở vai vào năm học lớp 12.
Rehan Stanton nộp đơn vào một số trường ngay trước khi kết thúc năm học nhưng đều bị từ chối. Cậu đành chấp nhận đi làm công nhân vệ sinh.
Tuy vậy, Rehan Stanton vẫn khao khát được đi học. Nhiều đồng nghiệp của Rehan lấy làm tiếc cho chàng trai thông minh và có tiềm năng, động viên cậu nên nỗ lực học tiếp.
Rehan Stanton (áo đỏ) đã được nhận vào Trường Luật thuộc ĐH Harvard
Như được tiếp thêm động lực, Rehan Stanton tự ôn tập và sau đó anh được nhận vào ĐH Bowie, tốt nghiệp với số điểm tuyệt đối. Rehan tiếp tục vào học tại ĐH Maryland và đã tốt nghiệp năm 2018.
Trong suốt những năm sau đó, Rehan vừa làm nghề tư vấn, vừa ôn tập cho kỳ thi LSAT tuyển sinh vào Trường Luật. Rehan đã vượt qua nhiều mục tiêu đề ra cho bản thân và không ngừng theo đuổi con đường học vấn.
Kết quả, Rehan Stanton đã được nhận vào Trường Luật thuộc ĐH Harvard trong mùa thu này. Ngoài ra, anh còn trúng tuyển vào 4 trường danh tiếng khác là ĐH Columbia, ĐH Pennsylvania, ĐH Nam California và ĐH Pepperdine.
Giờ đây, Rehan đang có kế hoạch giúp đỡ những người trẻ tuổi khác ôn tập cho kỳ thi LSAT và tư vấn cho họ vào đại học.
“Nhìn lại những trải nghiệm của bản thân, tôi nghĩ rằng mình đã làm tốt trong những tình huống tồi tệ nhất. Mỗi nghịch cảnh đã buộc tôi phải thoát ra khỏi vùng an toàn, nhưng may mắn tôi có được sự hỗ trợ từ gia đình, đồng nghiệp để vươn lên trong khó khăn”, chàng sinh viên nói.
Rehan cũng tin rằng thời gian làm công nhân vệ sinh đã giúp anh nhìn thấy tiềm năng của bản thân. Anh luôn trân trọng những người đồng nghiệp ở nơi làm việc đó.
“Chính họ đã tạo cơ hội và hỗ trợ để tôi tiến xa hơn. Cũng chính họ tạo động lực giúp tôi theo đuổi ước mơ của mình”.
Trường Giang (Theo CNN)
Một học sinh gốc Việt ở Houston, bang Texas (Mỹ) đã vượt qua hoàn cảnh vô gia cư, tốt nghiệp thủ khoa trung học và được nhận vào Đại học Harvard.
" alt=""/>Chàng trai nhặt rác đỗ vào trường Luật HarvardTham dự buổi Lễ kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Đà Lạt vinh dự được đón tiếp các vị khách mời đại diện các cơ quan Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Lâm Đồng, các trường đại học và viện nghiên cứu khu vực Tây nguyên và miền Trung. Đến tham dự lễ kỷ niệm còn có các cán bộ lãnh đạo (hiệu trưởng và phó hiệu trưởng) của Trường Đại học Đà Lạt qua các thời kỳ; kể cả vị Hiệu trưởng đầu tiên Trần Thanh Minh (1976-1991).
Ngoài ra, nhiều cán bộ lãnh đạo trong Ban Giám hiệu; Đảng bộ; Hội đồng trường; các đoàn thể; các phòng chức năng, khoa, viện nghiên cứu; các cán bộ viên chức, trên 200 sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đại diện cho 13.500 sinh viên nhà trường hiện nay (các khóa 35-40) và đại diện cho đông đảo cựu sinh viên từ khóa 1 đến khóa 34.
![]() |
Hội trường kỷ niệm 40 năm trường Đại học Đà Lạt đổi mới và phát triển. Ảnh từ ĐHĐL. |
Trong buổi lễ long trọng kỷ niệm 40 năm trường Đại học Đà Lạt đổi mới và phát triển, Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòa thay mặt lãnh đạo nhà trường đã đọc diễn văn; đánh giá, ghi nhận những thành tựu mà nhà trường đạt được trong thời gian qua kể từ thời kỳ bước vào giai đoạn xây dựng và phát triển mới 40 năm trước đây với vị hiệu trưởng đầu tiên, thầy Trần Thanh Minh, còn trẻ, PGS.TS chưa đến tuổi 40.
![]() |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm trường ĐH Đà Lạt thuở ban đầu (Nguyên Hiệu trưởng Trần Thanh Minh đứng bên cạnh Đại tướng). Ảnh từ VietNamNet. |
![]() |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm trường ĐH Đà Lạt lần thứ hai. Ảnh từ VietNamNet. |
Ông Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòa nhấn mạnh:“Kết tinh thành tựu của nhà truờng từ 40 năm qua, hiện nay diện mạo của Trường Đại học Đà Lạt khá bề thế, khang trang và hiện đại. Sự tích góp của các thế hệ đi trước để trong 3 năm qua, Trường đã đạt được những thành tựu vượt bậc so với đầu năm 2013: Mở thêm 5 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ; đội ngũ cán bộ có học hàm, học vị cao tăng mạnh: Phó Giáo sư tăng gấp 1,5 lần, Tiến sĩ tăng gấp 2 lần; số lượng bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và kinh phí triển khai tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước, trong đó kinh phí tăng gấp 2 lần, số lượng đề tài khoa học cấp bộ tăng gấp 4 lần; tạp chí khoa học được cấp
![]() |
Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòa đọc diễn văn lễ kỷ niệm 40 năm Đại học Đà Lạt. Ảnh từ ĐHĐL. |
chỉ số ISSN; hoàn thành chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra CDIO; tập trung kinh phí lớn cho công tác nâng cao chất lượng đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy. Bằng tất cả tâm huyết đã dành cho nhà trường, Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòa khẳng định: Trường Đại học Đà Lạt đang đi đúng hướng trên cái nền vững chắc của tiền nhân.
![]() |
Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòa tặng hoa các vị cựu hiệu trướng đầu tiên và gần nhất. Ảnh từ ĐHĐL |
Ghi nhận những thành tích của trường trong các giai đoạn, đặc biệt là trong năm học 2015 – 2016, Trường Đại học Đà Lạt đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ xác định xây dựng thành trường đại học trọng điểm quốc gia trên Tây Nguyên và Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ký Quyết định tặng Cờ thi đua và nhiều bằng khen cho tập thể, cá nhân của Trường Đại học Đà Lạt về những thành tích xuất sắc trong việc đào tạo nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ.
Trong buổi lễ trọng đại này, Trường Đại học Đà Lạt cũng tổ chức tri ân các đồng chí nguyên Hiệu trưởng qua các thời kỳ. Và đáp lại, vị nguyên Hiệu trưởng đầu tiên Trần Thanh Minh đã phát biểu chúc mừng những thành tựu của trường đạt được trong thời gian qua và mong muốn nhà trường tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Lễ kỷ niệm 40 năm Trường Đại học Đà Lạt đổi mới và phát triển diễn ra trong không khí trang trọng và thành công tốt đẹp.